Kinh doanh cà phê bạn nên chú ý những điều gì?

Premium Coffee Market

Mở quán cà phê đang là một lĩnh vực kinh doanh rất phổ biến với đủ mọi mô hình, hình thức và phong cách ở khắp mọi nơi. Quán cà phê đang dần trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân Việt Nam. Và khi nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu ăn uống của người dân đang ngày càng tăng lên, thì thị trường cà phê cũng ngày càng mở rộng. Thị trường cà phê đang là một thị trường béo bở thu hút rất nhiều ông lớn tham gia.

Rất nhiều nhà kinh doanh thắc mắc tại sao quán của họ lại không thu hút được khách hàng hơn những quán cà phê khác. Vậy để Beaninlove.net chỉ cho bạn những điều cần chú ý khi kinh doanh quán cà phê nhé.

1. Nguồn vốn

Vốn là vấn đề đầu tiên bạn nên quan tâm khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào. Vốn đầu tư ban đầu sẽ quyết định mô hình kinh doanh của quán cà phê của bạn. Với số vốn xông xênh bạn sẽ có nhiều lựa chọn cũng như mô hình sẽ lớn hơn.

Có hai loại vốn bạn nên chú ý đó là:

  •  Vốn cố định: chi phí ban đầu, và chi phí mặt bằng. 
  • Vốn duy trì:  nguyên vật liệu pha chế hàng tháng, lương cho nhân viên và tiền điện, nước.

2. Ý tưởng

Ý tưởng kinh doanh tốt sẽ là bảo chứng cho việc kinh doanh của bạn thành công hay không. Đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của phần đông khách hàng. Nó sẽ trở thành một phần của thương hiệu cũng như hình ảnh của quán, bạn sẽ dễ dàng mở rộng việc kinh doanh của mình. 

3. Mặt bằng

Mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng của ngành kinh doanh dịch vụ. Đối với quán cà phê, bạn nên chọn một mặt bằng thuận tiện đông người qua lại, đông đúc nhưng phải có không gian đậu xe, bạn nên chú ý tránh đường một chiều và những đoạn đường không có đèn cao áp về đêm. Yếu tố này quyết định bạn sẽ phải bỏ nhiều hay ít tiền để thu hút khách hàng của bạn đấy. Với một địa điểm tốt, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được vốn mình đã bỏ ra ban đầu và bắt đầu sinh lãi.

4. Giấy phép kinh doanh

Dù là mô hình kinh doanh nhỏ, bạn cũng cần chú ý đến giấy phép kinh doanh. Hãy đến cơ quan đăng ký kinh doanh gần nhất để hỏi về thủ tục đăng ký kinh doanh và vệ sinh an toàn thực phẩm để bắt đầu, đảm bảo đúng pháp luật. Đừng để kinh doanh một thời gian thuận lợi lại vì giấy tờ mà bị ngừng kinh doanh nhé.

5. Nhân viên quán

  • Nhân viên phục vụ.
  • Nhân viên pha chế.
  • Nhân viên quản lý

=> Là ba thành phần cấu thành nên mô hình kinh doanh của bạn.

Nhân viên phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ phải nhanh nhẹn, lễ phép đáp ứng yêu cầu khách hàng, sẽ để lại hình ảnh tốt của quán và chắc chắn họ sẽ quay trở lại. Nên khi bạn mở quán khâu đào tạo rất quan trọng, có những quán chỉ vì thái độ phục vụ không tốt mà mất một lượng khách đáng kể. Bạn cần lập ra một quy tắc rõ ràng về quy cách ứng xử tại quán nhé.

Nhân viên pha chế là người tạo ra những sản phẩm đồ uống- là thứ cốt lõi của dịch vụ, nó có ngon có tốt thì khách hàng mới hài lòng và quay trở lại. Bạn nên chọn người có kinh nghiệm, chăm chỉ.

Nhân viên quản lý chính là bộ não của toàn bộ mô hình kinh doanh, họ sẽ thay bạn khi bạn đi vắng. Họ chịu trách nhiệm toàn bộ khâu nhập/xuất trong kho, chấm công cho nhân viên cũng như đào tạo nhân viên mới. Với những quán cà phê nhỏ, chủ quán có thể tự mình đảm nhiệm công việc này.

Ngoài ra, để đảm bảo cho quán hoạt động một cách trơn tru, tránh sai sót thì bạn cũng nên đầu tư một phần mềm quản lý nó có giá khá rẻ và đa dạng, bạn nên lựa chọn kĩ.

Trên đây là những điều mà bạn nên chú ý trước khi mở quán, hoặc đang mở quán nên xem kĩ. Nó là yếu tố cơ bản nhưng rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến doanh thu của bạn đó. 

 Chúc bạn thành công!

 

Chia sẻ

Cùng thảo luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

viVietnamese
go top