Từ trước đến nay, người Nhật được cả thế giới biết đến là những con người sáng tạo, trong nghệ thuật, trong kỹ thuật hay bất cứ lĩnh vực nào khác. Thế nhưng, có điều mà ít ai biết rằng, họ còn sáng tạo ra nền văn hóa cà phê của riêng mình với tên gọi cà phê Syphon Nhật Bản. Đó là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa nghệ thuật thưởng thức và công nghiệp trình độ cao.
Hôm nay hãy cùng Bean In Love đặt chân tới xứ sở hoa anh đào để tìm hiểu và thưởng thức tách cà phê vô cùng độc đáo này nhé.
Cà phê Syphon Nhật Bản là loại cà phê như thế nào?
Cà phê Syphon Nhật Bản được mọi người biết đến bởi hương vị khá đặc biệt nhờ phương pháp pha chế. Loại cà phê này xuất hiện vào đầu những 50 của thế kỷ XIX tại Châu Âu. Và sau này phát triển theo một hướng khác ở Nhật. Do đó, tên của loại cà phê này mới được gọi là Syphon Nhật Bản.
Tại sao nói pha cà phê đồng thời là một thí nghiệm khoa học?
Syphon là một phong cách pha chế cà phê rất độc đáo. Đó là nguyên lý thẩm thấu ngược. Cách pha chế này đang dần trở nên phổ biến và trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời để có thể làm nên hương vị hấp dẫn thì phải sử dụng nguyên liệu là hạt cà phê nguyên chất được rang vừa phải.
Khi một barista sử dụng Syphon để pha cà phê, bạn sẽ cảm giác như đang được nhìn thấy một nhà khoa học đang thực hiện một thí nghiệm phức tạp, tinh tế nhưng cũng vô cùng thú vị. Bởi lẽ Syphon trông chẳng khác nào một dụng cụ thí nghiệm với một bầu thủy tinh, một chiếc phễu thủy tinh và nguồn nhiệt, thường là đèn cồn hoặc bếp gas mini.
Quá trình pha chế cà phê bằng Syphon được xem như một “cuộc diễu hành” của tất cả những giác quan của người xem và cả các barista, từ thị giác, thính giác đến vị giác, khứu giác.
Bởi vì độ phức tạp cũng như tính thưởng thức của phương pháp pha chế này mà các Syphonista (danh từ dành cho những barista chuyên về Syphon) tại Nhật Bản có hẳn những cuộc thi hằng năm để phô diễn kỹ năng và sự sáng tạo của mình.
Điều đặc biệt gì được tạo nên từ những Syphonista Nhật Bản?
Các Syphonista tại Nhật Bản không chỉ đơn thuần pha cà phê theo cách truyền thống mà họ đã tự mình sáng tạo ra rất nhiều những cách pha chế, những công thức khác nhau để cho ra đời một tách cà phê Syphon ngon lành, chất lượng.
Đặc biệt, trong quy trình pha chế bằng Syphon của người Nhật có một bước là sử dụng thìa tre để khuấy cà phê trong phễu thủy tinh để cà phê có thể thẩm thấu một cách hiệu quả. Điều này được ví như việc sử dụng đũa trong văn hóa ăn uống của người Nhật, tinh tế, gọn gàng và đầy kỹ thuật. Làm sao để có thể khuấy đúng và đủ, nên khuấy theo chiều như thế nào, tất cả đều yêu cầu kiến thức cũng như kỹ năng của các Syphonista Nhật Bản.
Pha chế cà phê tại Nhật Bản, đặc biệt là pha chế bằng Syphon hoàn toàn không đơn giản chỉ là việc cho nước và cà phê vào sau đó đun lên mà đó là cả một quá trình đòi hỏi nhiều kiến thức, từ việc chuẩn bị hạt cà phê, đo đếm lượng nước, định lượng cà phê, tính thời gian đun, thời gian thẩm thấu,… tất cả đều là nghệ thuật, một thứ nghệ thuật đầy học thuật và tinh tế của người Nhật.
Việc quan sát quá trình chiết xuất cà phê từ bình Syphon chắc chắn sẽ đánh thức hết thảy những giác quan của bạn, đồng thời bạn sẽ nhìn thấy rõ được sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật thông qua quá trình này. Liệu có gì thích thú hơn việc ngắm nhìn và thưởng thức cà phê một cách trọn vẹn như thế này?
Nếu có cơ hội, đừng quên ghé một quán cà phê tại Nhật Bản và thưởng thức ly cà phê độc đáo này nhé!
Cuối cùng, đừng quên đồng hành với Bean In Love trong chuyên mục “Vòng quanh thế giới thưởng thức cà phê” ở những bài viết tiếp theo.
—————————————-
“Nếu cà phê là thức uống không thể thiếu để bắt đầu một ngày mới, hãy chọn loại tốt và an toàn nhất cho sức khỏe của bạn”.
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp chế biến ướt – washed process
Phương pháp chế biến ướt (hay còn gọi là Washed Process hoặc Wet Process) là một quy trình chế biến cà phê gồm 3 công
Phương pháp chế biến mật ong – Honey process
Phương pháp này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Semi-Dry (bán khô), Semi-Washed (bán ướt) hoặc Hybrid Process (phương pháp lai). Ngoài ra, tại mỗi vùng mà kỹ
Phương pháp chế biến khô – Natural Process
Phương pháp chế biến khô còn được gọi là phương pháp chế biến Natural hay Dry process hoặc Sun-dried process. I. Tổng quan về phương
Tại sao phải rang cà phê?
RANG cà phê được xem là mặc định do có với lịch sử lâu đời. Rang cà phê đã phát triển một cách tự nhiên
Thành phần hoá học của hạt cà phê chưa rang
Hạt cà phê có mật độ và tính đa dạng tế bào cao nhất trong tất cả các loài thực vật cùng họ. Chính đặc
Phân loại cà phê theo mức độ rang
Có bao giờ bạn thắc mắc về mức độ (thang độ) rang được in trên bao bì của các loại cà phê chất lượng cao